Các thanh viên lớp gis dễ thương đáng yêu xinh đẹp đáng mến!

Khoa Địa Lý, Trường ĐH Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn
>>>>> Trần Quốc Bảo – Nguyễn thị Diễm - Nguyễn Thụy Thùy Lam - Ngụy Tôn Ngọc - Trần Xuân Thành - Phạm Thị Thúy - Nguyễn Thị Tú - Trần Phương Uyên - Nguyễn Thị Tuyết Vân - Nguyễn Thị Thúy Vân ---------K26---------Nguyễn Thị Xuân An - Dương Thị Anh Đào - Nguyễn Thị Huyền - Nguyễn Minh Khoa - Đinh Thị Bích Liên - Nguyễn Vĩnh Lợi - Lê Trọng Minh - Lê Thị Xi Na - Lê Thùy Ngân - Nguyễn Văn Tích - Lê Mộng Sơn - Lê Thị Hường - Nguyễn Thị Hương - Phùng Văn Tiến - Trần Thị Ngọc Vân - Bùi Thanh Tuấn - Phan Văn Danh - Nguyễn Thị Hoa. -------------K27------------- Lê Thị Châm - Nguyễn Ngọc Dương - Hà Nguyễn Thuỳ Đoan - Võ Thị Ngọc Hà - Nguyễn Trung Hiếu - Trần Thị Hồng Liên - Võ Thị Lộc - Ngô Trí Nguyên - Lê Thị Nhung - Nguyễn Văn Phong - Lê Thị Phương - Nguyễn Thị Phương - Nguyễn Văn Quý - Từ Công Minh Em - Nguyễn Hữu Duy Viễn .....

Xin Chào!

Xin chào các bạn và nhất là các bạn lớp địa lý, đây là trang Blog xây dựng để anh em có thể tìm thấy tài liệu về chuyên ngành Bản đồ - GIS - viễn thám và các nội dung liên quan đóng góp cho phát triển kiến thức ngành. rất phân vân khi xây dựng, vì tính cập nhật nhưng thấy nó cần thiết nên trang Blog tên Gislive xuất hiện. mang ý nghĩa ngay tại bản thân tên của nó ..::GIS sống::.. ...có thể tìm thấy sự vận động của GIS trong thực tại xung quanh mình. >>>

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2009

Tìm hiểu Mobile GIS


Tìm hiểu lĩnh vực phát triển ứng dụng bản đồ di động (Mobile GIS)
Giới thiệu
Trong tương lai, nhiều ứng dụng máy tính sẽ mang tính di dộng, và gắn liền với mạng không dây. Mặc dù máy tính bàn vẫn sẽ còn và được dùng cho nhiều công việc, nhưng đa số ứng dụng máy tính của ngày mai sẽ được truy xuất từ các thiết bị khác. Sự kết hợp giữa viễn thông và truyền thông dữ liệu sẽ góp phần tạo nên một nền tảng mạng toàn cầu ở mọi lúc, mọi nơi và thông qua vô số các thiết bị khác nhau. Tuy nhiên, các nhà thiết kế ứng dụng sẽ tìm thấy một số thuộc tính duy nhất và khác biệt của máy tính di động, nó cấu thành những yêu cầu rất khác biệt về thiết kế và hiện thực so với các yêu cầu cho các ứng dụng trên máy trạm. Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ những điều quan sát được dựa trên kinh nghiệm phát triển ứng dụng mobile GIS.
Các thuộc tính của các ứng dụng bản đồ di động
Yêu cầu cho các ứng dụng chi động rất khác biệt so với các ứng dụng máy trạm. Cần phải có một cách tiếp cận thiết kế chặt chẽ và bao quát để chỉ ra những thuộc tính duy nhất cho ứng dụng di động. Những thuộc tính này được tóm tắt như sau.
Cùng một ứng dụng, nhưng nhiều thiết bị: Trong môi trường dịch vụ di động, có hằng hà sa số những thiết bị đầu cuối. Dịch vụ phải có khả năng thể hiện nó trên nhiều thiết bị này với tính năng nhất quán và giao diện dễ hiểu.
Cùng một ứng dụng, nhưng nhiều nơi: Trong một thế giới di động "luôn bật", người ta truy xuất dịch vụ và thông tin không phụ thuộc vào không gian và thời gian.
Tính biến động của khả năng truy xuất: Truy xuất hợp nhất sẽ luôn chỉ là tương đối. Việc roaming giữa các công nghệ không dây và giữa các nhà cung cấp sẽ làm cho băng thông luôn dao động. Một số dịch vụ hỗ trợ tính năng dựa trên vị trí, một số khác thì không. Ứng dụng di động phải có khả năng thích nghi với các điều kiện thay đổi này.
Kết hợp cả hai lĩnh vực vật lý và số: Trong các thiết lập tĩnh, thế giới số và vật lý ít hay nhiều tách biệt nhau. Trái ngược lại, trong hệ thống di động, chúng có thể được kết hợp. Việc kết hợp với các dữ liệu thế giới thực (chẳng hạn như vị trí địa lý, nhiệt độ và giao thông) cho chúng ta cơ hội phát triển nhiều ứng dụng thời gian thực hơn.
Sự gia giảm của dữ liệu: Một trong những điều quan trọng nhất cần xem xét là sự gia giảm của dữ liệu, điều này muốn nói đến sự linh động trong số lượng hay mức độ chi tiết do mạng không dây cung cấp. Để tối đa tính hiệu quả của ứng dụng trong việc cung cấp dữ liệu, lập trình viên phải cho phép sự linh động này.
Kiến trúc dữ liệu: Một yếu tố quan trọng cần quan tâm trong các quá trình thiết kế và xây dựng hệ thống là kiến trúc dữ liệu. Trong nhiều trường hợp, nội dung của hệ thống sẽ đặt trên một loại máy chủ nào đó. Khi nội dung này cần được cập nhật hay thêm một số thông tin mới vào hệ thống, người phát triển cần phải bảo đảm rằng những thay đổi ảnh hưởng đến kiến trúc dữ liệu là nhỏ nhất.
GIS di động - GIS không dây
Thuật ngữ "GIS di động" (Mobile GIS) có thể được định nghĩa như là một framework phần mềm/phần cứng, đáp ứng nhu cầu truy xuất dữ liệu không gian và các dịch vụ bằng các thiết bị di động thông qua hệ thống mạng không dây. "GIS không dây" (Wireless GIS) là một phần của công nghệ GIS di động nhắm vào khả năng kết nối mạng không dây của các dịch vụ GIS di động. Mobile GIS bao gồm 2 lĩnh vực ứng dụng chính:
GIS chuyên ngành: tập trung vào việc thu thập dữ liệu GIS, kiểm duyệt và cập nhật (dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính).
Các dịch vụ dựa vào vị trí (Location-based services - LBS): hướng vào các chức năng quản lý địa điểm như định vị, định hướng đường đi, tìm kiếm một địa điểm xác định hoặc theo dõi phương tiện giao thông.
Kiến trúc của Mobile GIS
Kiến trúc của một ứng dụng GIS trên thiết bị di động cũng tương tự như ứng dụng GIS trên Internet, đó là sử dụng mô hình máy khách/máy chủ. Những ứng dụng máy khách/máy chủ thường sử dụng kến trúc ba tầng. Với kiến trúc này, chương trình sẽ được chia thành 3 tầng: tầng trình diễn, tầng logic nghiệp vụ, và tầng quản lý dữ liệu. Mỗi tầng có thể được thay đổi hoặc cập nhật mà không làm ảnh hưởng đến các tầng còn lại. Tầng trình diễn bao gồm các thành phần ở phía máy khách được sử dụng để gửi yêu cầu lên máy chủ và hiển thị kết quả trả về (bản đồ và dữ liệu). Tầng nghiệp vụ là phần cốt lõi của tất cả các tiến trình xử lý và bao gồm các thành phần ở phía máy chủ bao gồm máy chủ web và máy chủ ứng dụng. Tầng quản lý dữ liệu có nhiệm vụ quản lý cả dữ liệu không gian cũng như dữ liệu thuộc tính trong ứng dụng. Trong nhiều trường hợp, một máy chủ được sử dụng để chạy cả tầng nghiệp vụ và tầng quản lý dữ liệu. Nhưng một số trường hợp khác, mỗi tầng có thể được chạy trên một máy chủ độc lập.
Các cơ hội cho ứng dụng LBS
Những ứng dụng LBS chỉ bị giới hạn bởi trí tưởng tượng người phát triển, người ta đã chỉ ra có rất nhiều cơ hội để đáp ứng cho nhu cầu của người dùng.
Các ứng dụng về bản đồ, định vị và định hướng.
Những ứng dụng tìm kiếm sử dụng vị trí của người dùng để giúp định vị.
Những ứng dụng nhắc nhở dựa theo vị trí được sử dụng khi chúng tiếp cận một địa điểm cụ thể nào đó, ví dụ như danh sách nhà hàng.
Các dịch vụ khẩn cấp (như Enhanced 911 ở Mỹ và E112 ở Châu Âu).
Các công nghệ LBS chính
LBS có mặt ở mọi lúc, mọi nơi. Trong thực tế, nó bao gồm 4 công nghệ chủ yếu là: Personal Digital Assistants (PDAs) và các loại điện thoại 3G; Xác định vị trí (tự động hoặc thủ công); cơ sở hạ tầng và kỹ thuật Internet không dây; Các giải pháp GIS cho mạng không dây (dữ liệu và ứng dụng). Ở đây, ta chỉ đề cập tới 2 công nghệ:

Công nghệ xác định vị trí
Để ứng dụng có thể định vị được, mạng kết nối không dây cần phải lần theo vị trí của thiết bị không dây. Công việc này có thể được thực hiện tự động hoặc thủ công. Việc định vị tự động sử dụng một mạng lưới vị trí để xác định thiết bị sử dụng các công nghệ như GPS hoặc hệ thống những trạm phát sóng vệ tinh.
Mỗi công nghệ xác định vị trí đều có ưu điểm và nhược điểm của nó. Hệ thống những trạm phát sóng vệ tinh có mặt ở khắp mọi nơi, trong hầu hết các khu vực thành thị, nhưng khả năng định vị của chúng thì không đủ chính xác để định vị người dùng (độ chính xác chỉ nằm trong khoảng từ 10 đến 100 mét). Ngược lại, GPS có thể đạt độ chính xác rất cao (tới từng met), nhưng trong một số trường hợp, tín hiệu bị che khuất bên trong các toà nhà lớn, các khu vực giao thông đông đúc, những đường hẻm hoặc những toà nhà chọc trời.
Ứng dụng cần được thiết kế để có thể nhập dữ liệu định vị một cách nhanh chóng nhất, bao gồm các địa danh, vị trí lưu trữ hay địa chỉ và mã Zip.

Giải pháp phát triển GIS không dây
Khi chúng ta phát triển các ứng dụng GIS không dây, chúng ta cần xem xét 3 yếu tố: trình bày, các tính năng của thiết bị và băng thông. Chúng ta có thể tóm tắt đặc tính kỹ thuật của những yếu tố trên như sau.
Các giới hạn về kích thước màn hình (trình bày): Bao gồm kích thước toàn màn hình, vùng nội dung có thể sử dụng vùng bàn phím tích hợp. Chúng ta phải bảo đảm là các trường của form vừa với chiều rộng màn hình và kiểm tra form không bị che khuất bởi bàn phím.
Các tính năng thiết bị: Mỗi đời thiết bị sẽ có những tính năng, nâng cấp riêng. Chúng ta cần tìm hiểu kỹ để biết những gì được hỗ trợ, những gì không được hỗ trợ.
Băng thông: Các ứng dụng không dây có thể được truy xuất thông qua mạng LAN không dây hay kết nối GPRS. Khi phát triển, cần chú ý giảm kích thước dữ liệu được truyền trên mạng di động, giảm thời gian đáp ứng khi truy xuất dữ liệu, và cung cấp cơ chế đệm dữ liệu trên thiết bị cuối. Chúng ta nên nhớ là người dùng sẽ phải thanh toán chi phí gói dữ liệu khi truy xuất dữ liệu ứng dụng thông qua GPRS.

Hình 1. Ứng dụng JVNMobileGIS chạy trên PPC
Kết luận
Thị trường GIS truyền thống sẽ thay đổi chóng mặt trong vài năm tới và các công nghệ nổi bật sẽ làm thay đổi tương lai. Ứng dụng GIS sẽ chuyển từ máy văn phòng lên bàn tay của người dùng. Mobile GIS mang GIS ra khỏi ốc đảo để thâm nhập vào thị trường công nghệ thông tin rộng lớn hơn.
Khánh Lê, Bình Phạm lược dịch

Tài liệu tham khảo
Aymen A. Solyman: Investigating Mobile GIS http://www.directionsmag.com/article.php?article_id=2009

Thứ Ba, 31 tháng 3, 2009

GIS, RS, GPS làm việc ở đâu ?

Các bạn mới ra trường thường gặp rất nhiều khó khăn để tìm một chổ làm thích hợp nhất là khi bạn tìm việc trong lĩnh vực GIS, RS và GPS. Để cung cấp thêm thông tin cho độc giả, chúng tôi giới thiệu sơ lược về một số công ty hoạt động trong lĩnh vực này. (nguồn: http://www.git4you.com/)



1. Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Thông tin Thần tốc:
- Là công ty chuyên thực hiện các dự án xây dựng các hệ thống viễn thông, hệ thống các website và các hệ thông thông tin có ứng dụng công nghệ GIS, RS và GPS.
- Địa chỉ: 196/1/25 Cộng Hòa, Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
- Website: http://www.thantoc.com

2. Công ty Tin học Ek:
- Công ty TNHH Tin học eK (eKnowledge Informatics Company Limited), được thành lập tháng 02 năm 2001 bởi nhóm các chuyên gia tin học đến từ các công ty Tin học Hài Hoà (công ty hoạt động trong lĩnh vực CAD và GIS), công ty eDT (công ty Phát triển phần mềm và Đào tạo lập trình viên), công ty Netlink (hoạt động trong lĩnh vực mạng và Tích hợp hệ thống). Công ty còn là nhà cung cấp các thiết bị môi trường, các thiết bị khoa học kĩ thuật, có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp.
- Địa chỉ: eKSoft Phòng 1501 Nhà 17T4 Khu Đô thị Trung Hòa - Nhân Chính - Hà Nôi - Việt Nam Tel : 04 2513251
- Website: http://ekvn.com.vn/

3. Công ty liên doanh Việt Nam – Đan Mạch VIDAGIS
- VidaGIS là công ty Liên doanh Việt Nam - Đan Mạch chuyên cung cấp sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực GIS (Hệ thống thông tin địa lý). VidaGIS được hình thành dựa trên sự hợp tác, liên doanh giữa Nhà xuất bản Bản đồ (BANDO) thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, công ty Watertech và Quỹ hỗ trợ Công nghiệp hóa hỗ trợ các nước đang phát triển (IFU) của Đan Mạch.
- Địa chỉ: số 5 Láng Hạ, Quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
- Website. http://www.vidagis.com

4. Công ty Hệ thống Thông tin FPT
- Công ty Hệ thống Thông tin FPT (FPT Information System – viết tắt là FPT- IS), là thành viên của tập đoàn FPT. Từ tiền thân là Trung tâm Dịch vụ Tin học của FPT thời điểm trước năm 1994, ngày nay FPT-IS là sức mạnh hợp nhất của 3 lĩnh vực: tích hợp hệ thống, giải pháp phần mềm và dịch vụ tư vấn triển khai ERP. Trong đó, xây dựng các giải pháp ứng dụng GIS là một trong những mảng quan trọng.
- Địa chỉ: có các văn phòng trên cả nước, tham khảo chi tiết tại website.
- Website: http://www.fis.com.vn

5. Công ty Cổ phần SiS Việt Nam:
- SiS Việt Nam là công ty chuyên sâu trong lĩnh vực cung cấp Giải pháp kế toán, tài chính và quản trị Doanh nghiệp bằng Công nghệ phần mềm hiện đại nhất và Đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp. Và SiS có phát triển các sản phẩm ứng dụng GIS
- Địa chỉ: 83/17 Đặng Tiến Đông, Đống Đa, Hà nội, Việt Nam và A917 Chung cư Cao cấp HAGL, 357 Lê Văn Lương, Q7, TP HCM
- Website: http://www.sisvn.com/

6. Khu Công nghệ Phần mềm
- Khu Công Nghệ Phần Mềm (IT Park) được đặt trong khuôn viên của ĐHQG.HCM tại Khu phố 6, phường Linh Trung, Quận Thủ Đức. Là nơi có khả năng tập trung nguồn nhân lực chất lượng cao về Công nghệ Thông tin và các công nghệ cao khác, có khả năng cung ứng dịch vụ và sản phẩm công nghệ thông tin cho các Khu chế xuất, Khu công nghiệp lân cận. Trong này có trung tâm địa tin học, có hoạt động về lĩnh vực nghiên cứu và phát triển ứng dụng GIS, RS và GPS.
- Địa chỉ: Khu phố 6, Phường Linh Trung, quân Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh.
- Website: http://www.vnu-itp.edu.vn/

7. Credent Technology
- Credent là một trong những nhà cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin và dịch vụ trên nhiều lĩnh vực như các ngành khoa học về trái đất, công nghiệp, dầu khí, quản lý mạng lưới và các giải pháp CNTT liên quan đến hệ thống cơ sở dữ liệu lớn và phức tạp với nhu cầu cao về khả năng lưu trữ và trao đổi qua mạng.
- Địa chỉ mới: 1 Đặng Dung, P. Tân Định, Q1, Tp. Hồ Chí Minh
- Website: http://www.credent-asia.com/vn/

8. Công ty Tin học DolSoft
- Là một trong những công ty có truyền thống hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực GIS trong nhiều năm qua.
- Địa chỉ: 21C & 21D Nguyễn Văn Trỗi, Phường 12, Q. Phú Nhuận, Tp. HCM
- Website: http://www.dolsoft.com/

9. Trung tâm DitaGIS
- Là trung tâm thuộc trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh chuyên thực hiện nghiên cứu và phát triển ứng dụng trong lĩnh vực GIS, RS, GPS.
- Địa chỉ: 268 Lý Thường Kiệt, Q.10, Tp. Hồ Chí Minh
- Website: http://www.gis.hcmut.edu.vn/ hoặc http://www.mekogis.net/

_____________________
Tác giả: Mr. Bíc Phương

Thứ Hai, 16 tháng 2, 2009

Ứng dụng GIS trong môi trường

GIỚI thiệu chung về ứng dụng GIS trong môi trường
Các ứng dụng GIS được liên tục phát triển trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường. Từ chương trình kiểm kê nguồn tài nguyên thiên nhiên của Canada trong những năm 1960, đến các chương trình GIS cấp bang của Mỹ bắt đầu vào cuối những năm 1970, đến mô hình hoá quản lý các sự cố môi trường hiện đang được phát triển, công nghệ GIS đã cung cấp các phương tiện để quản lý và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường ngày càng hữu hiệu hơn.
Xu hướng hiện nay trong quản lý môi trường là sử dụng tối đa khả năng cho phép của GIS. Sự phát triển của phần cứng làm cho máy tính có nhiều khả năng hơn, mạnh hơn và các ứng dụng GIS cũng trở nên thân thiện hơn với người sử dụng bởi các khả năng hiển thị dữ liệu ba chiều, các công cụ phân tích không gian và giao diện tuỳ biến.
Nhờ khả năng xử lý các tập hợp dữ liệu lớn từ các cơ sở dữ liệu phức tạp, nên GIS thích hợp với các nhiệm vụ quản lý môi trường. Các mô hình phức tạp cũng có thể dễ dàng cập nhật thông tin nhờ sử dụng GIS.
GIS được sử dụng để cung cấp thông tin nhanh hơn và hiệu quả hơn cho các nhà hoạch định chính sách. Các cơ quan chính phủ dùng GIS trong quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong các hoạt động quy hoạch, mô hình hoá và quan trắc.
GIS cũng được sử dụng để đánh giá các sự cố môi trường. Các cơ quan chính phủ và địa phương phải đối phó nhanh chóng với thiên tai, các rủi ro trong công nghiệp và các sự cố môi trường. Thông tin địa lý là những thông tin quan trọng để đưa ra những quyết định một cách nhanh chóng. Các phân tích GIS phụ thuộc vào chất lượng, giá trị và tính tương thích của các dữ liệu địa lý dạng số.
Việc chia xẻ dữ liệu sẽ kích thích sự phát triển các nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ GIS. Các nguồn dữ liệu tăng thêm nhờ sự kết hợp của GIS với GPS (hệ thống định vị toàn cầu) và công nghệ viễn thám, đã cung cấp các công cụ thu thập dữ liệu hiệu quả hơn.
ỨNG DỤNG GIS TRONG CÔNG TÁC MÔI TRƯỜNG
Chọn từ danh sách dưới đây để xem các ví dụ về ứng dụng công nghệ GIS trong các lĩnh vực môi trường:
1. Quản lý tài nguyên thiên nhiên
GIS là công cụ đắc lực trong quản lý tài nguyên thiên nhiên. GIS có thể được dùng để tạo bản đồ phân bố tài nguyên, kiểm kê, đánh giá trữ lượng tài nguyên,...
>>> Tải tài liệu tại : http://www.mediafire.com/?momozrjjmil |Gửi Nhựt Môi trường!

Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2008

3D GIS (Ứng dụng trong đô thị)

Ngày 28/11/2008 tại Hà Nội, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội thảo ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong phát triển đô thị. Ashui.com xin giới thiệu với bạn đọc tổng quan về công nghệ 3D GIS.


Như chúng ta đều biết, mục đích cuối cùng của bản đồ là mô hình hoá thế giới thực. Trong quyển Nature of Maps của Robinson & Petchenik (năm 1976) bản đồ được định nghĩa có sử dụng một thuật ngữ là "milieu". Thuật ngữ "milieu" thú vị bởi hàm ý bản đồ không riêng là tờ giấy phẳng và tĩnh yên như một tờ bản đồ giấy. Thật vậy, chúng ta đã có nhiều cố gắng thể hiện bằng bản đồ những đối tượng có số chiều nhiều hơn hai chiều (2D). Một trong những cố gắng đem lại một mô hình gần với thực tế là việc thiết lập bản đồ ba chiều (3D). Hữu ích và thực tiễn, bản đồ 3D luôn có sức hấp dẫn trong mọi ngành liên quan đến, nhất là trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin Địa lý (GIS).

Năm 1989, Van Driel nhận ra rằng lợi thế của 3D được thể hiện trong hiển thị thông tin. Theo ước tính, 50% neuron của bộ não liên quan đến thị giác. Hơn nữa, người ta tin rằng hiển thị 3D cần nhiều neurons và quá trình nhận biết, xử lý sẽ nhanh chóng và trực quan hơn. Ví dụ với bản đồ các đường đồng mức độ cao 2D, bộ não phải trước tiên xây dựng mô hình khái niệm trước khi phân tích dữ liệu địa điểm nào cao hơn. Đối với mô hình 3D, việc xây dựng hiển thị mô hình độ cao giúp người xem dễ dàng nhận và hiểu sự thay đổi.

Hiển thị địa lý (Geographic Visualization) phụ thuộc các xảo thuật tạo ảnh 3D một cách tự nhiên trên màn hình 2D của máy tính. Như vậy, các mô hình hiển thị sẽ không đơn giản như là một bức hình hay ảnh, mà ngược lại, ta phải thực thi quy trình tạo cảnh 3D (3D scene). Để xây dựng những scene như thật, các nhà địa lý học phải áp dụng nhiều xảo thuật từ đơn giản như phép chiếu đến phức tạp như các phép phối màu theo khoảng cách… Ngoài ra, xử lý các hiệu ứng che khuất, chồng lấp. Các hiệu ứng khác như sương mù cần được thể hiện tốt. Thông thường, trong một scene, xử lý tốt các nguồn sáng và mây có thể mô tả được khoảng cách. Cuối cùng, điểm nhấn của thực vật theo mùa (như có tuyết, nắng tốt, mưa dầm dề) là đặc tính phức tạp nhất để thể hiện một bản đồ y như thật. Tựu chung lại, kỹ thuật hay kỹ xảo nào được áp dụng cũng vậy, thực tế ảo càng nhiều thì nguy cơ điểm nhấn của ứng dụng sẽ mất đi càng cao.

Hiện nay, hầu hết các phần mềm GIS đều có khả năng thể hiện dữ liệu không gian. Mô hình độ cao DEM thường được sử dụng để xây dựng các bản đồ cho thấy sự ngăn cách và các bản đồ đường đồng mức. Nhiều sản phẩm cũng được tích hợp việc phát sinh scene 3D cho dữ liệu. Tuy nhiên, mặc dù độ toạ độ Z được lưu trữ, nhưng việc hiển thị chiều thứ 3 của dữ liệu không như ý muốn. Và thực tế, kỹ thuật 2.5D được áp dụng để phân tích bề mặt thay vì người ta định nghĩa ra các đối tượng 3D với các quan hệ chặt chẽ về topo.

Sự thật về 3D GIS
Một yếu tố của hiển thị 3D so với 3D GIS thật sự là mối quan hệ giữa các đối tượng trong 3D GIS được định nghĩa và mô tả. Như vậy, vấn đề còn lại chỉ là: chuyển đổi sang 3D có nghĩa phải khai báo rất nhiều và đa dạng các đối tượng không gian cũng như quan hệ không gian giữa chúng. Trong một 2D GIS, một đối tượng (feature) hoặc hiện tượng (phenomenon) được thể hiện trong một diện tích với đường bao lồi chỉ là một đa giác. Trong khi đó, một 3D GIS sẽ thể hiện bằng hình khối. Hơn thế nữa, không những trên bề mặt, thông tin sẽ được thể hiện bên trong khối vật chất đó và quan trọng hơn là thông tin phải liên tục và hoàn chỉnh. Rõ ràng, độ phức tạp của công việc quản lý dữ liệu sẽ tăng lên một vài lũy thừa. Vì vậy, chúng ta phải tự động hóa cao việc thu thập dữ liệu 3D. Đối với các nhà địa lý học làm việc trên môi trường rộng lớn, nội suy và hiệu chỉnh không gian cũng là một việc cần thực hiện để việc nhập liệu trở nên tối ưu. Việc thu thập dữ liệu vẫn còn là một bài toán khó của chúng ta, vì rằng: thông tin thu được giới hạn các thông tin có sẵn trên bề mặt (các thông tin bên trong đối tượng lại rất khó xác định).

Cấu trúc hướng đối tượng cho đối tượng 3D GIS còn là vấn đề cam go mà các nhà khoa học đang tìm tòi. Những vấn đề kỹ thuật đang được quan tâm và nghiên cứu bởi nhiều nhóm khác nhau. Bởi vấn đề lưu trữ, tốc độ xử lý luôn bài toán khó.

Tóm lại, sức mạnh của một hệ 3D GIS là khả năng mô hình các hiện tượng phức tạp trong tự nhiên. Điều mà mọi người làm mô hình luôn mong muốn về tính chính xác của mô hình mình. Bên cạnh đó, 3D GIS còn giúp các nhà địa lý tìm ra các vết cắt thực tế, các mặt độc lập và tách biệt so với mặt khác…

Đồ họa 3D được áp dụng từ lâu trên các lĩnh vực kiến trúc, cơ khí, và mô tả phân tử sinh học (trong y tế, trong nghiên cứu điều trị), và ngày nay địa lý cũng là lĩnh vực cần thể hiện 3D. Một trong những ứng dụng là công cụ hỗ trợ các quy hoạch và kiến trúc cho thành phố, cũng như các vấn đề về giao thông. Những hỗ trợ đắc lực từ mô hình 3D sẽ nhiều hơn chức năng hiển thị 3D thuần túy. Tuy nhiên, việc chuyển dữ liệu sang mô hình 3D đang là một thách thức lớn. Một bài toán rất cơ bản và điển hình là nhận dạng một đối tượng ở các góc nhìn khác nhau, như nhìn từ trên, nhìn ngang, nhìn xuyên qua một vật thể 3D khác.
Nguyễn Ngọc Hiếu
Ngày 28/11/2008 tại Hà Nội Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội thảo ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong phát triển đô thị.

Ảnh : Đoàn chủ tịch Hội thảo
Đến dự Hội thảo có đại diện các Bộ ngành ở trung ương, UBND, Sở Kiến trúc - Quy hoạch và Sở Xây dựng một số tỉnh, thành phố, các Cục, Vụ thuộc Bộ Xây dựng, các viện nghiên cứu, các trường đại học, hội và hiệp hội ngành xây dựng, các cơ quan và doanh nghiệp phần mềm cùng đông đảo các chuyên gia GIS và các chuyên gia quy hoạch xây dựng của nước ta. Đại diện các cơ quan và tổ chức nước ngoài cũng đã đến dự Hội thảo như: Ngân hàng Thế giới, Viện nghiên cứu KRIHS và Công ty Sktelecom của Hàn Quốc,…

Hệ thống thông tin địa lý GIS đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội và cũng đang từng bước được ứng dụng trong quy hoạch và quản lý dữ liệu ngành xây dựng. Những kết quả đạt được cho thấy rằng GIS là một hệ thống có nhiều lợi ích cả trong công tác quản lý và phát triển đô thị, phân tích hiện trạng và dự báo xu hướng phát triển đô thị.

Trong thời gian gần đây, công nghệ GIS đã được áp dụng trực tiếp vào một số đồ án quy hoạch, đề tài nghiên cứu, dự án điển hình tại Bộ Xây dựng như: Tập bản đồ quy hoạch các đô thị Việt Nam thời kỳ 1996 - 2020, Atlas Quy hoạch các khu công nghiệp Việt Nam 1997 – 1999,… Tuy nhiên việc ứng dụng GIS trong phát triển đô thị còn đang gặp một số khó khăn về khả năng đáp ứng của công nghệ GIS trong thực tiễn, hạ tầng mạng và hệ thống lưu dữ liệu chưa đầy đủ, thiếu ngân hàng dữ liệu GIS ngành xây dựng và đa ngành, ứng dụng GIS trong quy hoạch và quản lý đô thị Việt Nam còn chưa nhiều,…
Ảnh : Các đại biểu trong nước và nước ngoài tham dự Hội thảo
Trước thực trạng trên Hội thảo được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho các nhà quản lý, các chuyên gia GIS, các chuyên gia phát triển đô thị cùng với Bộ Xây dựng nhìn nhận khả năng, cơ hội và giải pháp ứng dụng GIS trong quản lý và phát triển đô thị Việt Nam một cách toàn diện và phù hợp xu thế hội nhập.

Đã có 14 báo cáo tham luận được trình bày tại Hội thảo đề cập các khía cạnh ứng dụng đa dạng của GIS có thể được áp dụng hiệu quả trong phát triển đô thị.
(Nguồn: moc.gov.vn)

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2008

GISPro

Hội thảo GISpro 2008
[30.08.2008 08:43]

GISpro là một hội thảo về GIS mang tầm cỡ quốc tế, do Việt Nam làm chủ nhà. GISpro năm nay bao gồm 2 nội dung chính: hội thảo khoa học và triển lãm. Điểm khác biệt của GISpro so với các hội thảo quốc tế khác là đối tượng phục vụ không chỉ là người biết sử dụng tiếng Anh mà bao gồm cả những người Việt Nam, nói tiếng Việt. Đây cũng chính là điểm quan tâm lớn của ban tổ chức hội thảo để cân bằng giữa quốc tế và trong nước.
GISpro sẽ được tổ chức vào 3 ngày 21-23/10/2008 tại Nhà khách chính phủ (1B Lý Thái Tổ, quận 10) thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo sẽ tổ chức tour du lịch Bình Châu và Vũng Tàu trong 2 ngày 22 và 23/10/2008.

Ban tổ chức GISpro 2008

PGS.TS. Trần Vĩnh Phước ..... (UIT)
PGS.TS. Nguyễn Văn Phước ..... (IER)
PGS.TS. Vo Khac Tri ........... (SIWRR)
TS. Võ Quang Minh ............................. (CTU)
TS. Nguyễn Kim Lợi ............................. (NLU)
TS. Trần Van Khanh ............................ (BVU)
Ông Nguyễn Thanh Hung ....................... (IRG)
Ông Nguyễn Khắc Thanh .................... (GISC)
Ông Bùi Hồng Sơn ............................ (CIREN)
Ông Bal Krishna ......... (Coordinates Magazine)
Ông Sanjay Malaviya .. (Coordinates Magazine)
Ông Đoàn Thanh Nghị .......................... (AGU)
Các tổ chức tài trợ GISpro 2008

Đại học quốc gia TP.HCM
Trường Đại học công nghệ thông tin
Trường Đại học nông lâm
Trường Đại học Cần Thơ
Trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu
Trường Đại học An Giang
Trung tâm GIS TP.HCM
Cục công nghệ thông tin, Bộ tài nguyên và môi trường
Institute of Resources Geography (IRG)
Southern Institute of Water Resources Research (SIWRR)
Coordinates – A monthly magazine on positioning, navigation and beyond
Công ty Global GIS
Ban chương trình GISpro 2008

GS.TS. Hoang Ngoc Ha .............. (MOET)
GS.TS. Tom Wikle ...................... (OSU-USA)
GS.TS. Nitin Tripathy ................... (AIT)
GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm ....... (UIT)
GS.TSKH. Ngo Van Luoc ............ (BVU)
PGS.TS. Dr. Trần Vĩnh Phước .... (UIT)
TSKH. Bùi Tá Long ...................... (IER)
TS. David Fraser ........................... (RMIT )
TS. Dale Lightfoot ......................... (OSU-USA )
TS. Nguyễn Phi Khứ ..................... (UIT)
TS. Hồ Đình Duẩn ......................... (IRG)
Thời gian GISpro 2008: 21 - 23 tháng 10 năm 2008
Địa điểm GISpro 2008: Hội trường Nhà khách chính phủ, số 1B Lý Thái Tổ, quận 10, TP.HCM
Chủ đề chính của GISpro 2008: Hạ tầng dữ liệu không gian và các ứng dụng
Các chuyên đề của GISpro 2008

Hạ tầng dữ liệu ở Châu Á
Quản lý bờ biển
Quản lý và quy hoạch du lịch
Giáo dục GIS
Quản lý và quy hoạch đô thị - ngoại ô
Quản lý môi trường và thiên tai
Phát triển công nghệ mới như Lidar, Photogrammetry, ảnh vệ tinh
Quản lý và quy hoạch: hệ thống giao thông, điện, nước sạch, nước thải, điện thoại
Quản lý tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo: nước, rừng, đất, nông nghiệp, ngư nghiệp
Lệ phí đăng ký tham dự

Sinh viên: $150 USD
Đại biểu bình thường: $250 USD
Giảm 10% cho nhóm từ 2 người trở lên.
Đại biểu Việt Nam được miễn lệ phí tham dự hoàn toàn.
Thông tin liên lạc GISpro 2008
Phụ trách các nội dung về hội thảo khoa học

PGS.TS. Trần Vĩnh Phước Phó hiệu trưởng Trường Đại học công nghệ thông tin TP.HCM Email: phuoc.gis@uit.edu.vn | phuoc.gis@gmail.com
Phụ trách chương trình triển lãm

Ông Sam Email: info@gispro.info Điện thoại di động: +91-9810233422 | +91 11 22632607 Điện thoại: +84-8-9304897 Fax: +84-8-9304900
Bạn có thể tham khảo thêm tại: www.gispro.info

Thứ Tư, 7 tháng 5, 2008

Demo de tai dia ly lop 12

Ngân ơi. xem file này và thử báo cáo (lưu ý: cho nó chạy khoảng 5 phút rồi hãy xem nha!

Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2008